top of page
Writer's pictureartplasrenseignement

Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm

Updated: Mar 23, 2022



Nhiều người thường đánh đồng nghệ thuật thị giác với việc thiết kế, đơn giản vì có nhiều điểm tương đồng của chúng. Nghệ thuật và thiết kế đều đòi hỏi tính sáng tạo tốt, ý thức sâu sắc về thẩm mỹ và phong cách, trí tuệ cảm xúc và khả năng kể chuyện thông qua các phương tiện truyền thông trực quan. Mặc những điểm giống nhau đầy sức thuyết phục — và đôi khi dễ gây nhầm lẫn — này, thì ứng dụng thực tế của hai ngành học này lại dễ hiểu một cách đáng ngạc nhiên:

  • Thiết kế yêu cầu thực hiện một chức năng, nghệ thuật thì không

  • Thiết kế dựa trên kết quả, nhưng nghệ thuật không nhất thiết phải vậy


Sự khác biệt chính bắt nguồn từ mục tiêu của công việc. Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một khách hàng, một hợp đồng. Trong khi điều dẫn dắt người nghệ sĩ chỉ là trí tưởng tượng.



Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm


Bề ngoài của sản phẩm đang dần trở thành một yếu tố được mọi người xem trọng. Điều này đã được chứng minh bằng sự vươn lên mạnh mẽ của các công ty đặt thiết kế sản phẩm lên hàng đầu - ví dụ như Uber trong dịch vụ vận chuyển, Virgin cho ngành ngân hàng và Snapchat là điển hình cho lĩnh vực truyền thông. Trong khi trước đây, tính khả dụng từng là đặc điểm cần thiết duy nhất, thì hiện nay, người tiêu dùng mong đợi các sản phẩm vừa có hiệu quả cao trong việc đáp ứng nhu cầu của họ, vừa cực kỳ hấp dẫn về mặt thị giác, đơn giản là vì sự tương tác thường xuyên của họ với các thương hiệu tập trung vào thiết kế sản phẩm.


Nếu hai yếu tố kể trên không song hành và bổ sung cho nhau, nhận thức của người dùng về sản phẩm hoàn toàn có thể bị sai lệch. Điều này thường dẫn tới việc người dùng quên đi giá trị của sản phẩm. Vậy thì, điều đó có ý nghĩa thế nào đối với một nhà thiết kế sản phẩm?


Những nhà thiết kế, theo một cách nào đó, phải suy nghĩ như những người nghệ sĩ. Họ phải hiện thực hóa một cách hợp lý một ý tưởng giàu trí tưởng tượng, thông dịch và làm rõ một lý tưởng mơ hồ. Một số tư duy nghệ thuật nhất định phải được xem xét khi thiết kế bất kỳ sản phẩm hoặc bộ tính năng mới nào.


“Nghệ thuật gây kích thích, thiết kế làm sáng tỏ.”



Áp dụng tư duy nghệ thuật vào tư duy thiết kế của bạn


Nghệ thuật cố ý mang tính kích thích. Nó dễ gây xúc động một cách có chủ ý. Mỗi nét bút, vết muội than hay vệt sơn văng đều nhằm mục đích khai thác một phản ứng cụ thể từ người xem — thúc đẩy và lôi kéo cảm xúc của người xem. Xét cho cùng, các nhà thiết kế cần hiểu cách các yếu tố thị giác ảnh hưởng đến cảm xúc, cách cảm xúc tác động đến sự lựa chọn và cách tận dụng điều đó để tạo lợi thế cho sản phẩm của mình. Tất cả các lựa chọn thiết kế nên được hình thành dựa trên cách một người sử dụng sản phẩm, kế hoạch sử dụng và cảm nhận của người dùng về sản phẩm đó.


Tư duy của người nghệ sĩ có thể được áp dụng cho thiết kế — xét cho cùng, người dùng sẽ gắn bó với sản phẩm vì họ tin dùng chúng, và niềm tin đó tiếp tục được phát triển vì sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cụ thể của họ, và cung cấp cho họ trải nghiệm cảm xúc hợp lý.


Mặc dù những cảm xúc thường không tuân theo bất kỳ logic nào, nhưng vẫn luôn có phương pháp để nắm bắt sự điên rồ của chúng. Những thứ mất cân bằng — logic mà nói — cũng sẽ khiến cho một người cảm thấy mất cân bằng theo. Không gian trắng cho con người cảm giác an tĩnh… nhưng nếu quá nhiều thì người trải nghiệm sẽ cảm thấy bị cô lập. Bằng cách học hỏi để hiểu và truyền đạt đúng những phản ứng cảm xúc của con người, người thiết kế có thể dự đoán phản hồi của người dùng và kiểm soát tốt hơn trải nghiệm cảm xúc của người dùng thông qua sản phẩm của mình.



Trí tuệ cảm xúc


Thật không may, nhiều người khó có thể hiểu được lý do họ cảm thấy một số điều nhất định vào những thời điểm nhất định, và thậm chí còn khó khăn hơn trong việc nói lên những cảm giác đó. Bởi vậy, công việc của người thiết kế là hiểu, và sau đó hành động dựa theo những cảm xúc đó trong vị trí của người dùng. Việc nhận diện, truyền đạt và dẫn dắt chính xác những cảm xúc này được gọi là "trí tuệ cảm xúc".


Ta có thể tăng cường trí tuệ cảm xúc của mình bằng các phương pháp được liệt kê dưới đây - tất cả đều siêu tiện dụng trong quá trình nghiên cứu người dùng.


1. Tiếp nhận thêm thông tin từ các yếu tố trực quan


Một người sẽ có khả năng xác định một trạng thái cảm xúc của đối tượng bằng cách quan sát, nhưng trạng thái này có chiều sâu hơn nhiều so những gì mà đối tượng nói ra. Hãy lưu ý khoảng thời gian để một người đưa ra cảm giác của họ. Nếu nó xảy ra ngay lập tức, thì có thể nói hình ảnh mà ta đang hiển thị đã thể hiện chính xác một trải nghiệm nhất quán. Nếu phải mất hơn vài giây để đối tượng phản hồi, chứng tỏ mục đích của hình ảnh không được rõ ràng hoặc quá phức tạp.


Ta cũng có thể để ý ngôn ngữ cơ thể của người đó - họ nghiêng người (thể hiện sự tò mò) hay là quay sang một bên (thể hiện sự phòng thủ)?


2. Đặt ra những câu hỏi đúng


Mọi người thường giỏi trả lời những câu hỏi một cách cụ thể hơn là tự đưa ra suy nghĩ của mình. Nhưng đừng chỉ hỏi “ Bạn thấy thế nào về nó?”. Thay vì vậy, hãy cụ thể hơn : “Nó khiến bạn cảm thấy yên bình hay hờ hững?”. Những chi tiết cụ thể thường sẽ cho thấy những tiểu tiết mà ta có thể đã bỏ lỡ khi đặt một câu hỏi bao quát.


Những điều cụ thể cũng thường sẽ dẫn tới một cuộc trò chuyện liên quan đến những tiểu tiết đó, và giúp ta hiểu hơn về người dùng nói chung.


3. Đứng trên cương vị người tiêu dùng


Văn hóa và quá trình nuôi dạy đóng vai trò quan trọng trong cách một người tương tác với thế giới xung quanh họ, bao gồm cả các sản phẩm họ sử dụng. Nhạy cảm với những khác biệt này sẽ giúp ta xác định được và hiểu rõ nhất trạng thái cảm xúc của người dùng tiềm năng về sản phẩm. Đặt câu hỏi theo ngữ cảnh của chủ đề giúp khám phá cách người dùng phản ứng với các khả năng cảm xúc khác nhau trước sản phẩm, trong từng trường hợp nhất định. Đọc về cách mà văn hóa ảnh hưởng đến những thói quen của con người, từ đó, tiếp thu các thói quen ấy và ứng dụng bối cảnh mới mà ta phát hiện từ những nghiên cứu của mình, để xây dựng sản phẩm dựa theo dự đoán hành vi của người dùng.



Suy nghĩ như một nghệ sĩ giúp cho việc thiết kế sản phẩm của bạn như thế nào?


Vai trò của nghệ thuật trong thiết kế sản phẩm là hiểu thật rõ, và sau đó dẫn dắt trạng thái cảm xúc của người dùng thông qua sản phẩm. Khi ta giỏi hơn trong việc đọc tâm trạng và phản ứng của người dùng mà không cần họ phải giải thích, thì quá trình thiết kế sẽ trở nên dễ dàng hơn và sản phẩm của ta trong mắt người dùng sẽ trở nên thú vị hơn nhiều.



.


Find us on :

Facebook : @theartplas

Instagram : @theartplas

67 views0 comments

Comments


Post: Blog2 Post
bottom of page