top of page
  • Writer's pictureartplasrenseignement

Nghệ thuật và Sức khỏe tâm lý ❯❯❯ Phần 3

Sự liên kết của não bộ với Cảm xúc Thẩm mỹ


Qua phần 1 và phần 2 của chuỗi bài, chúng ta đã có thể cùng nhau xác định được rằng “trải nghiệm nghệ thuật là một hành động tự thưởng cho bản thân, không phân biệt nội dung, cảm xúc của tác phẩm. Phát hiện này được khẳng định bởi các nghiên cứu trước đó cho thấy khi đặt trong bối cảnh nghệ thuật, cảm xúc tích cực của người xem khi đối diện với một tác phẩm có tính tiêu cực có xu hướng tăng”. Nói cách khác, nghệ thuật có tác động tích cực tới cảm xúc của con người, ngay cả khi đó là một tác phẩm nghệ thuật có tính tiêu cực. Mệnh đề nhằm mục đích khẳng định ảnh hưởng tích cực của nghệ thuật tới đời sống, cũng như nhấn mạnh giá trị của nghệ thuật như một hình thức thỏa mãn những nỗi niềm thầm kín trong nội tâm mỗi người, nhằm giải tỏa những cảm xúc tiêu cực.


Trong phần cuối cùng này của bài viết, chúng ta có thể hiểu thêm về mối quan hệ giữa cảm xúc nghệ thuật và hạnh phúc, để đưa tới kết luận cuối cùng của chuỗi bài.


Bài nghiên cứu “Nghệ thuật và Sức khỏe Tâm lý” được chia làm 3 phần:

  • Phần 1 : Lời nói đầu, Thưởng thức Nghệ thuật và Sức khỏe con người

  • Phần 2 : Nghệ thuật và Giáo dục, Sự liên kết giữa não bộ và trải nghiệm thẩm mỹ

  • Phần 3 : Mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Cảm xúc, Tổng kết.

Lưu ý : Bài viết có nhiều thuật ngữ và giải thích dài thuần về khoa học thần kinh, phù hợp với độc giả quan tâm về chuyên sâu nghiên cứu


 

❯❯ PHẦN 3 : Mối liên hệ giữa Cảm xúc Nghệ thuật và Hạnh phúc


Đến nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình đánh giá thẩm mỹ nghệ thuật sẽ gợi ra trạng thái cảm xúc cho người xem tương đồng với trạng thái cảm xúc được miêu tả trong tác phẩm (Freedberg & Gallese, 2007; Azevedo & Tsakiris, 2017; Ishizu & Zeki, 2017).


Phê bình mà nói, cảm xúc tích cực hay tiêu cực của tác phẩm không liên quan đến giá trị thỏa mãn của trải nghiệm nghệ thuật. Một bức chân dung, một tác phẩm điêu khắc hay một bản nhạc truyền tải cảm xúc đau buồn thì vẫn có thể được coi là đẹp, và sẽ tác động đến hoạt động ở vùng thùy trán (OFC) và trung tâm hệ thống tưởng thưởng của não bộ, tương tự như cách các tác phẩm truyền tải cảm xúc tích cực, như niềm vui hay sự thỏa mãn. Những kết quả này củng cố thêm cho khẳng định rằng, khoảng cách tâm lý trong bối cảnh nghệ thuật giúp người xem cảm nhận được sự tiêu cực trong tác phẩm, qua đó khơi gợi sự đồng cảm, tạo ra cảm giác thỏa mãn (Menninghaus & al., 2017). Theo Markovic (2012), trải nghiệm thẩm mỹ là một trạng thái đặc biệt của tâm trí, phản đối trải nghiệm thực dụng hàng ngày và “bảo vệ” cá nhân khỏi những tác động của thực tế áp bức. Từ đó, ta có thể giả thiết rằng cảm xúc thẩm mỹ là đặc trưng của đánh giá thẩm mỹ, biểu thị một phản ứng cảm xúc nghệ thuật được sinh ra từ cảm xúc sinh học cơ bản (Leder & al., 2004). Do đó, bản chất tự thưởng của trải nghiệm thẩm mỹ có thể giải thích cho khả năng nâng cao sức khỏe tâm sinh lý nhờ vào quá trình tận hưởng thẩm mỹ. Ngoài ra, có thể trạng thái cảm xúc tích cực không chỉ đến từ sự đồng cảm mà còn đến từ mức độ mơ hồ trong nhận thức về tính thẩm mỹ của tác phẩm. Trong ‘lý thuyết chuyển hóa trạng thái tâm lý trước trải nghiệm thẩm mỹ’ cũng nêu ra rằng, người xem càng cảm nhận tính thẩm mỹ dễ dàng thì cảm xúc phản ứng với tác phẩm càng cao, và càng dễ đưa ra những nhận xét và quan điểm ủng hộ tác phẩm (Reber & al., 2004). Theo góc nhìn này, giá trị tích cực của cảm xúc nghệ thuật là phụ thuộc vào trải nghiệm cá nhân của người xem, dù ấy có được coi là trải nghiệm thẩm mỹ hay không.


Do đó, sự thỏa mãn về thẩm mỹ có thể phụ thuộc vào việc thỏa mãn sự kích thích, phản ứng cảm xúc hoặc cả hai (Mastandrea & al., 2009; Chirumbolo & al., 2014). Như đã nói ở trên, các thuyết giải thích cho nghịch lý tận hưởng niềm vui từ cảm xúc nghệ thuật tiêu cực là tổ hợp phản ứng từ nhiều yếu tố khác nhau (Juslin, 2013; Menninghaus et al., 2017), chẳng hạn như sự khôi phục cân bằng nội môi (Sachs et al., 2015).


Trạng thái tích cực gợi ra bởi cảm xúc thẩm mỹ, không quan trọng là nguồn gốc từ đâu, có thể do có một chất nền thần kinh chung trong mạch não, liên quan đến hệ thống tưởng thưởng.


Tuy nhiên, việc gu thẩm mỹ mỗi người một khác lại gây ra trở ngại trong việc áp dụng nghệ thuật để cải thiện sức khỏe tâm sinh lý. Chiếu theo ‘lý thuyết chuyển hóa trạng thái tâm lý trước trải nghiệm thẩm mỹ’, hội họa trực quan sẽ hiệu quả hơn nghệ thuật trừu tượng trong việc nâng cao khả năng tiếp thu trong quá trình giáo dục và đào tạo sử dụng phương pháp liên quan tới nghệ thuật. Tương tự, các tác phẩm nghệ thuật dễ hiểu sẽ hiệu quả hơn trong chăm sóc sức khỏe hay cải thiện môi trường làm việc. Mặt khác, trải nghiệm một bức tranh trừu tượng hiện đại trong bảo tàng nghệ thuật (một nơi mà cái nhìn nghệ thuật sâu rộng và khách quan hơn) có thể khơi gợi cảm xúc nghệ thuật một cách mạnh mẽ. Điều này có thể nâng cao nhận thức thẩm mỹ (Freedberg & Gallese, 2007; Gerger & al., 2014, 2018; Menninghaus & al., 2017).


Thật không may, theo những gì chúng ta biết, chỉ có một vài nghiên cứu khám phá ra các mối tương quan giữa hệ thần kinh với cảm xúc hay trải nghiệm thẩm mỹ có thể mở lối cho việc sử dụng nghệ thuật như liều thuốc nâng cao sức khỏe tâm sinh lý. Hơn nữa, hầu hết các thực nghiệm khảo cứu về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hạnh phúc cũng không xem xét các dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng, như độ dãn của da, sự thay đổi nhịp tim hay nhịp thở. Chẳng những thế, bất kì kết luận nào về mối quan hệ giữa quá trình chiêm nghiệm nghệ thuật và hạnh phúc đều thiếu thuyết phục, bởi các nghiên cứu này sử dụng nhiều biện pháp đo lường hạnh phúc khác nhau nhưng mang nhiều tính chủ quan cá nhân, ví dụ như các câu hỏi và các câu phỏng vấn được chỉ soạn thảo bởi người hỏi. Ngày nay, chúng ta đều biết từ các tài liệu rằng niềm vui từ trải nghiệm thẩm mỹ có thể được điều khiển bởi trạng thái cảm xúc của người xem, hay khi họ thành công trong việc nhận thức một kích thích thẩm mỹ hoặc nhờ vào một quá trình thay đổi tâm lý phức tạp nào đó. Hiểu rõ hơn về mối quan hệ sâu sắc giữa các đặc tính kích từ cơ thể truyền lên hệ thống thần kinh và đánh giá từ não bộ truyền xuống đối với trải nghiệm cảm xúc trong quá trình đánh giá thẩm mỹ trước một tác phẩm nghệ thuật có thể hữu ích trong việc ứng dụng nghệ thuật trong cải thiện sức khỏe và tâm lý con người. Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa nghệ thuật và hạnh phúc tuyệt đối không được bỏ qua các phân tích tâm sinh lý về sự căng thẳng, chẳng hạn như các phản ứng tự chủ (thói quen). Những nghiên cứu sau này nên giải quyết mối quan hệ giữa phản ứng cảm xúc nghệ thuật với phản ứng cảm xúc phi nghệ thuật và tập trung đo lường độ “hạnh phúc”, chẳng hạn như thông qua việc kết hợp các phản ứng thần kinh với các chỉ số căng thẳng tự chủ.


 

Tổng kết


Trải nghiệm thẩm mỹ, trong nhiều trường hợp, có thể nâng cao hạnh phúc. Nghiên cứu thần kinh thẩm mỹ chỉ ra rằng, thỏa mãn thẩm mỹ có được từ sự tương tác giữa các quá trình xử lý cảm xúc liên quan đến hệ thống tưởng thưởng của não bộ và quá trình xử lý nào bộ truyền xuống có từ hiểu biết của người xem với tác phẩm văn hóa. Bản chất tự thưởng của trải nghiệm thẩm mỹ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của người xem, có thể cải thiện trạng thái hạnh phúc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi mà các nghiên cứu trong tương lai cần giải quyết để làm rõ hơn các yếu tố quyết định liên quan đến thỏa mãn thẩm mỹ và mối quan hệ tới sức khỏe. Đầu tiên, tác động của cảm xúc thẩm mỹ trong đo lường “hạnh phúc” được đánh giá thông qua việc phỏng vấn các câu hỏi, chưa có các chỉ số khách quan được ghi lại bằng các phương pháp tâm sinh lý. Hơn nữa, vẫn chưa rõ rằng liệu việc sử dụng nghệ thuật để cải thiện sức khỏe nên đến từ sự đồng cảm với cảm xúc nghệ thuật, hay cần chú trọng vào việc giúp người xem tăng khả năng nhận thức cái đẹp trong tác phẩm. Việc ứng dụng nghệ thuật trong giáo dục và chăm sóc sức khỏe vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết.


.

Bài viết gốc "Art and Psychological Well-Being: Linking the Brain to the Aesthetic Emotion", bởi Stefano Mastandrea, Sabrina Fagioli, và Valeria Biasi, đăng tải trên Nền tảng Khoa học truy cập mở Frontiers

Lược dịch bởi Artplas


.


Find us on :

Facebook : @theartplas

Instagram : @theartplas


Post: Blog2 Post
bottom of page