top of page
  • Writer's pictureartplasrenseignement

Nghệ thuật Đương đại là gì? Nhìn sâu vào Trào lưu Nghệ thuật ngày nay

Updated: Jul 28, 2021





Nghệ thuật Đương đại hẳn là một chủ đề mà hiện nay nhiều người nhắc tới. Có phải rằng mọi thứ nghệ thuật được tạo tác trong thời điểm hiện tại mà ta đang sống đều được coi là ‘Nghệ thuật Đương đại’? Đâu mới là thời điểm chính xác xác định khởi điểm của Nghệ thuật Đương đại trong lịch sử?


Cùng theo dõi bài dịch dưới đây của Artplas để tìm câu trả lời cũng như biết thêm về các trào lưu Nghệ thuật Đương đại từ trước tới nay, để hiểu thêm phần nào về Nghệ thuật Đương đại nhé!


Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và vẫn còn nhiều điều cần bàn luận, nên cũng đừng ngần ngại để lại bình luận của bạn ở phần Comment! Chúng mình sẽ cố gắng cùng bạn tìm kiếm một câu trả lời hợp lý cho các vấn đề liên quan.


Cùng đọc bài viết về Nghệ thuật Đương đại là gì của Kelly Richman-Abdou ngay dưới đây nhé!



“Nghệ thuật Đương đại là gì? Nhìn sâu vào Trào lưu Nghệ thuật ngày nay” bởi Kelly Richman-Abdou đăng tải tại My Modern Met

(Dịch bởi Artplas)


Đối với nhiều người, để định nghĩa được nghệ thuật đương đại là gì là một việc khá rắc rối. Dù tên gọi của nó có vẻ đơn giản và đi thẳng vào vấn đề, nhưng ngày nay, ý nghĩa của nó không còn rõ ràng như vậy nữa. May mắn thay, việc hiểu điều gì mang lại tính “đương đại” trong nghệ thuật là hoàn toàn khả thi nếu ta soi chiếu vào lịch sử của khái niệm này và tìm hiểu những chủ đề cơ bản mà nó hay đề cập tới.


Vậy nghệ thuật đương đại là gì?


Về cơ bản, thuật ngữ ‘nghệ thuật đương đại’ dùng để nhắc đến nghệ thuật—cụ thể là hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, sắp đặt, trình diễn, và nghệ thuật video—được tạo tác ngày nay. Dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng những chi tiết về định nghĩa của thuật ngữ này vẫn còn rất mơ hồ, vì mỗi cá nhân lại có một cách hiểu khác nhau về định nghĩa của ‘ngày nay’. Bởi vậy, thời gian hình thành chính xác của trào lưu này vẫn còn gây tranh cãi; dù sao, nhiều nhà sử học nghệ thuật cho rằng cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 (khi chấm dứt của nghệ thuật hiện đại, hay chủ nghĩa hiện đại) là thời điểm hợp lý.


Góc nhìn Lịch sử : Các phong trào Nghệ thuật Đương đại lớn và các nghệ sĩ tiêu biểu


Với định nghĩa là “nghệ thuật của ngày nay”, bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi nghe rằng nghệ thuật đương đại thực chất có một lịch sử khá lâu đời. Để theo dòng phát triển của nghệ thuật ngày nay, hãy cùng xem xét các trào lưu chính và những nghệ sĩ tiêu biểu làm nên lịch sử của Nghệ thuật Đương đại nhé.



POP ART


Được tạo ra như một cách để phản ứng lại trước các trào lưu Nghệ thuật Hiện đại, Nghệ thuật Đương đại được cho rằng đã bắt đầu ngay sau khi Pop Art bước chân trình làng nghệ thuật. Tại Anh và Mỹ thời hậu chiến, Pop Art được tiên phong bởi các nghệ sĩ như Andy Warhol và Roy Lichtenstein. Pop Art được định hình bởi sự quan tâm tới việc khắc họa văn hóa đại chúng và tái tưởng tượng những sản phẩm thương mại như một loại hình nghệ thuật dễ tiếp cận. Trào lưu chỉ kéo dài trong khoảng từ những năm 50 cho tới đầu những năm 70, và được tái sinh với cái tên Neo-Pop Art vào những năm 80 bởi những nghệ sĩ như Jeff Koons.



CHỦ NGHĨA ẢNH THỰC


Cũng như những nghệ sĩ theo trào lưu Pop Art, các nghệ sĩ theo trào lưu Photorealism cũng cố gắng tái tạo những vật thể theo cái nhìn nghệ thuật, sử dụng Photorealism—một phong tảo diễn ra cùng thời điểm— với mục tiêu tạo ra những tác phẩm hội họa cực thực. Những nghệ sĩ Photorealism thường vẽ dựa theo ảnh chụp, điều này cho phép họ có thể tái hiện những bức chân dung, phong cảnh, và những hình ảnh khác một cái chân thực nhất có thể. Chuck Close và Gerhard Richter là những nghệ sĩ theo đuổi phong cách này.



CHỦ NGHĨA Ý NIỆM


Bên cạnh đó, Pop Art cũng giúp hình thành Conceptualism — Chủ nghĩa Ý niệm, với quan điểm bác bỏ việc coi nghệ thuật như một mặt hàng. Trong Nghệ thuật Ý niệm, ý tưởng đằng sau một tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao hơn cả. Các nghệ sĩ theo chủ nghĩa Ý niệm nổi bật phải kể đến Damien Hirst, Ai Weiwei và Jenny Holzer. Mặc dù trào lưu nghệ thuật thử nghiệm này ghi dấu mạnh mẽ nhất trong lịch sử nghệ thuật từ những năm đầu đầu thế kỷ 21, nhưng thực sự thì nó đã nổi lên như một phong trào chính thức vào những năm 1960 và vẫn là một phong trào nghệ thuật đương đại lớn cho đến ngày nay.



CHỦ NGHĨA TỐI GIẢN


Tương tự Chủ nghĩa Khái niệm, Chủ nghĩa Tối giản được áp dụng từ những năm 1960 và vẫn còn thịnh hành cho tới ngày nay. Theo Tate, cả hai trào lưu đều “thách thức cách tạo tác, phổ biến và nhìn nhận nghệ thuật hiện tại”. Điều tách biệt Chủ nghĩa Tối giản với Chủ nghĩa Khái niệm, đó chính là tính thẩm mỹ đơn giản, đồng thời cũng trừu tượng, mời gọi người xem phản hồi với những gì mà họ thấy — chứ không phải những gì họ nghĩ về ẩn ý được thể hiện qua tác phẩm mà họ đang quan sát. Donald Judd, Sol LeWitt và Dan Flavin là một số nghệ sĩ chủ chốt của Chủ nghĩa tối giản.



NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN


Một phong trào nghệ thuật khác cũng bắt nguồn từ Chủ nghĩa Khái niệm đó chính là Nghệ thuật Biểu diễn. Bắt đầu từ những năm 1960 và vẫn được yêu thích cho đến ngày nay, nghệ thuật trình diễn là một phương pháp tiếp cận nghệ thuật lấy cảm hứng từ kịch. Loại hình nghệ thuật này được biểu diễn bởi các nghệ sĩ (như tên gọi), và không chỉ đơn giản nhằm mục đích giải trí. Hơn cả, mục tiêu của nó là truyền tải một thông điệp hoặc ý tưởng. Các nghệ sĩ biểu diễn nổi bật bao gồm Marina Abramović, Yoko Ono và Joseph Beuys.



NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT


Cũng như nghệ thuật biểu diễn, Nghệ thuật Sắp đặt là một phương pháp nghệ thuật có tính nhập vai, nhấn chìm người xem trong không gian sắp đặt. Những tác phẩm Nghệ thuật Sắp đặt là những công trình thiết kế ba chiều với mục tiêu biến đổi môi trường xung quanh và thay đổi nhận thức của người xem về không gian. Thông thường, các tác phẩm được thực hiện trên quy mô lớn, ở một khu vực nhất định, cho phép các nghệ sĩ chuyển đổi bất kỳ không gian nào thành môi trường tùy biến và có tính tương tác. Các nghệ sĩ sắp đặt nổi tiếng có thể nói đến là Yayoi Kusama, Dale Chihuly và Bruce Munro.



NGHỆ THUẬT ĐỊA HÌNH


Là một bước chuyển độc đáo của Nghệ thuật Sắp đặt, Nghệ thuật Địa hình (Earth Art hoặc Land Art) là một phong trào mà trong đó các nghệ sĩ biến cảnh quan thiên nhiên tại một địa điểm cụ thể thành các tác phẩm nghệ thuật. Robert Smithson, Christo và Jeanne-Claude, và Andy Goldsworthy được tôn vinh là những người đi đầu trong việc kiến tạo những tác phẩm Nghệ thuật Địa hình.



NGHỆ THUẬT ĐƯỜNG PHỐ


Là một trong những phong trào nghệ thuật đương đại gần đây nhất, nghệ thuật đường phố được biết tới nhiều hơn nhờ sự gia tăng của graffiti vào những năm 1980. Thường bắt nguồn từ hoạt động xã hội, nghệ thuật đường phố bao gồm tranh tường, tác phẩm sắp đặt, hình cán tường và hình dán được dựng ở không gian công cộng. Các nghệ sĩ đường phố chủ chốt bao gồm các nghệ sĩ nổi tiếng từ những năm 1980, như Jean-Michel Basquiat và Keith Haring, cũng như các nghệ sĩ hiện đang hoạt động trong thời điểm hiện tại như Banksy và Shepard Fairey.



NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VÀ KỶ NGUYÊN KỸ THUẬT SỐ


Nghệ thuật đương đại liên tục phát triển và ngày càng có nhiều nghệ sĩ tận dụng công nghệ mới để nâng tầm sáng tạo của họ. Điều này bao gồm nghệ thuật mã hóa, sử dụng mã code để tạo ra mọi thứ, từ các tác phẩm trừu tượng đến các bức chân dung mang xu hướng tương lai. Khi những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo ngày một phát triển, một số nghệ sĩ đang sử dụng công nghệ để tạo ra những bức chân dung siêu thực nhằm kiểm tra ranh giới giữa thực tế và trí tưởng tượng.


Crypto Art, tận dụng lợi thế của công nghệ blockchain, trở thành chủ đề được quan tâm bắt đầu từ năm 2020. Sau việc nghệ sĩ kỹ thuật số Beeple thành công cán mốc $69 triệu đô la tại buổi đấu giá Christie’s với tác phẩm cắt ghép NFT của mình, ngày càng nhiều nhiều nghệ sĩ và tổ chức mỹ thuật nhìn thấy khả năng của hình thức nghệ thuật này. Crypto Art đang giúp cho các nghệ sĩ kỹ thuật số kiếm tiền từ những tác phẩm mà trước đây có thể khó bán. Sự bùng nổ của NFT Art đang cho phép các nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn — ví như các tác phẩm sắp đặt, tác phẩm biểu diễn hay tranh tường — có thể thu hồi được chi phí thực hiện tác phẩm, và các tác phẩm cũng được sưu tầm theo cách mà ta trước đây chưa từng thấy.



TIẾP THEO NÀO CHO NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI?


Khi mà một số nghệ sĩ ta vừa kể tới bên trên đã từ trần hoặc không còn hoạt động trong ngành, nhiều thì vẫn còn nghệ sĩ nổi tiếng như Damien Hirst, Ai Weiwei, Marina Abramović, Yayoi Kusama và Jeff Koons, vẫn tiếp tục tạo ra các tác phẩm tiên phong về hội họa, điêu khắc, sắp đặt và nghệ thuật trình diễn, và bên cạnh đó vẫn còn nhiều nghệ sĩ khác nữa.


Ngoài những nhân vật nổi tiếng này, nhiều nghệ sĩ đương đại đang lên cũng đang làm cả thế giới kinh ngạc với cách tiếp cận nghệ thuật độc đáo của riêng họ. Bên cạnh việc đưa những nét biến đổi mới mẻ của riêng mình vào các hình thức nghệ thuật thông dụng như hội họa, điêu khắc và sắp đặt, họ cũng đã phổ biến các hình thức nghệ thuật mới mà không ai có thể ngờ tới, như thêu, xếp giấy origami và hình xăm, chứng minh khả năng vô tận của tất cả mọi loại hoạt động.


.


Find us on :

Facebook : @theartplas

Instagram : @theartplas


55 views0 comments

Recent Posts

See All
Post: Blog2 Post
bottom of page