top of page
Writer's pictureartplasrenseignement

Sự liên hệ mật thiết giữa Kinh tế và Nghệ thuật ❯❯❯ Phần 3



Trong phần trước của bài viết KINH TẾ VÀ NGHỆ THUẬT : VÌ SAO KINH TẾ VÀ NGHỆ THUẬT LẠI LIÊN HỆ MẬT THIẾT VỚI NHAU? bởi tác giả Hasan Alpagu, chúng ta đã cùng đọc về tác động của nghệ thuật tới xã hội cùng với sự hỗ trợ của nghệ thuật cho kinh tế, để nắm được tầm quan trọng của kinh tế và nghệ thuật đối với cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, ta còn tìm hiểu sâu hơn về cung và cầu trong thị trường nghệ thuật. Phần viết cũng giúp ta hiểu thêm về ảnh hưởng của kinh tế tới việc tạo tác của người nghệ sĩ.


Ở phần này, ta sẽ cùng đọc thêm về Nghệ thuật và Marketing cũng như bước chân sâu hơn vào thị trường Nghệ thuật để hiểu hơn về giá trị của nó và cách định giá các tác phẩm.


.


4. Nghệ thuật và Marketing


Trong thời đại internet và tiến bộ công nghệ tiên tiến, người nghệ sĩ phải đối mặt vào nhiều thách thức mới cũng như có được rất nhiều cơ hội thuận lợi. Trên thực tế, internet đã mở ra một con đường mới cho việc phát triển và phổ biến miễn phí các sản phẩm nghệ thuật. Giờ đây, người nghệ sĩ đã có thể trở nên nổi tiếng trước khi qua đời, mà điều ấy không thể không nhờ tới một chiến lược tiếp thị online tốt. Trong ngành công nghiệp quảng cáo, những tác phẩm nghệ thuật có thể được áp dụng vào chiến lược phát triển thị trường. Với ngành này, những sản phẩm nghệ thuật được sử dụng cho mục tiêu tiếp thị bằng cách kết hợp với các khẩu hiệu. Có thể thấy, các sản phẩm nghệ thuật đã trở thành một phần trong chính sách tiếp thị của doanh nghiệp. Ví dụ điển hình là các nhà sản xuất phim, ca sĩ, họa sĩ, nhà làm phim tài liệu đã sử dụng những vấn đề xã hội hoặc những khoảnh khắc hạnh phúc của con người làm nguồn cảm hứng sáng tác.



5. Tính liên tục và Tính năng xuất trong Nghệ thuật


Nghệ thuật có liên hệ trực tiếp tới niềm vui và cảm hứng. Những sáng tạo nghệ thuật chất lượng cao thường có giá trị dài lâu hoặc thậm chí là vĩnh viễn. Một tác phẩm nghệ thuật tốt có giá trị tương tự một vẻ đẹp thiên nhiên ví như sông suối, đồng bằng, cỏ cây, v.v. Chúng luôn là một nguồn cảm hứng và niềm say mê của con người. Nói chung, người nghệ sĩ không cần hỏi xem xã hội đang cần gì, mà ngược lại, họ khám phá hoặc dùng nghệ thuật để miêu tả tình trạng của xã hội. Họ cố gắng lật tẩy những khiếm khuyết tồn tại bên trong xã hội này. Những hiện tượng xã hội như vẻ đẹp, sự bí ẩn hay thậm chí sự xấu xí tồn tại trong cộng đồng có thể được phản ánh bằng nghệ thuật. Lấy ví dụ như những tác phẩm của Picasso, Da Vinci và Mozart. Các họa tiết dân gian trên thảm cũng là ví dụ của một tác phẩm nghệ thuật có tính vĩnh cửu. Đôi lúc, các tác phẩm là phương tiện giao tiếp và chuyển giao văn hóa di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng là biểu tượng của những tâm hồn thuần khiết, khát khao cuộc sống hòa bình và đầy đủ với phẩm giá và sự chính trực.



6. Một tác phẩm nghệ thuật được định giá như thế nào?


Quá trình sáng tạo nghệ thuật như viết, vẽ hay điêu khắc không bị đánh thuế cho đến khi sản phẩm tới được tay người tiêu dùng trên thị trường. Đây có thể coi là một ưu điểm trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Dù sao, vậy cũng là không đủ để một người nghệ sĩ vượt qua những trở ngại về tài chính mà họ phải đối mặt. Có thể thấy rõ rằng chi phí sáng tác và thời gian mà một tác phẩm cần có để thâm nhập thị trường lại không phải là điều có thể quyết định giá trị tác phẩm. Sự thật là, một người nghệ sĩ không có quyền định giá cho tác phẩm nghệ thuật của chính mình. Chính xã hội mới định giá một sản phẩm nghệ thuật. Nhưng giá trị thật sự của một tác phẩm chỉ có thể được quyết định qua thời gian và chất lượng nghệ thuật của nó. Vì thế, có nhiều nghệ sĩ chỉ trở nên nổi tiếng sau khi qua đời. Vì nghệ sĩ là một con người suy nghĩ có tầm nhìn xa trông rộng, và đôi khi tầm nhìn của họ chỉ có thể được thấu hiểu và trân trọng vào những thập kỷ sau khi họ đã mất. Để tránh trường hợp đó xảy ra, cộng đồng phải được giáo dục để có thể nhận thức rõ ràng hơn về giá trị của nghệ thuật.


Các tác phẩm nghệ thuật mang trong mình giá trị vô hạn. Giá trị của nó không được đánh giá khách quan mà vô cùng chủ quan, và đôi khi phụ thuộc vào trình độ học vấn và tầm nhìn của khách hàng. Đó là lý do tại sao chúng thường được bán nhiều hơn tại các buổi đấu giá. Vì những sản phẩm nghệ thuật được coi là vật phẩm công cộng, không ai là không nhận được lợi ích từ nghệ thuật, ngay cả khi họ không tham gia vào quá trình mua bán hay sáng tạo ra chúng. Vậy nên, các tổ chức cá nhân và xã hội nên dành sự ủng hộ và khuyến khích tới cộng đồng nghệ sĩ.


Dù nguồn cung về nghệ thuật không trực tiếp được xác định bởi khách hàng, thì một sản phẩm nghệ thuật được tạo tác vào đúng thời có thể tạo nên một nguồn cầu không tưởng và vì lẽ đó, nguồn cung các tác phẩm nghệ thuật tương tự sẽ tăng lên.


Làm thế nào để một tác phẩm nghệ thuật trở nên nổi tiếng?


  • Nhờ vào kỹ năng quan sát, kinh nghiệm, cách tiếp cận mang tính phân tích về sự phát triển của xã hội và phán đoán chính xác các vấn đề.

  • Tăng cường quảng bá và tiếp thị.


Lý do vì sao một tác phẩm nghệ thuật thất bại :


  • Tác phẩm nghệ thuật thất bại trong việc đánh thức cảm xúc của người xem.

  • Tác phẩm không phù hợp với thời đại.

  • Tiếng nói của nghệ sĩ không được cộng đồng thấu hiểu.


(Còn tiếp)

.


*Bài viết gốc : Economy and Art: Why are Economy and Art Closely Linked?, bởi Hasan Alpagu, lưu trữ tại Journal of Economics Library

Lược dịch bởi Artplas


* References


Alpago A. (2012). Communication - Conversation - Cooperation: How can conflicts be resolved?, Peter Lang Publication, Frankfurt am Main, Berlin, Bern, Bruxelles, New York, Oxford, Wien.


Alpagu H. (2014). Media Ethics and its Role in the Production and Distributing of Art, In: Yildiz Technical University, Faculty of Art and Design, Managing the Art, An International Conference on Art, Istanbul, 4-7 November 2014.


Alpagu H. (2009). Rolle und Bedeutung der Vergleichenden Analyse, Soziologie Heute, Oktober 2009, Wien


Hoffmann L. (2008). Pragmatische Textanalyse, In: Dietrich Möhnand Dieter Roß, Marita SobhaniTjarks, (Hgg.), Mediensprache und Medienlinguistik, S. 283-310, Frankfurt 2008


Vogt E. (2013). Aesthetico-Polical Reading of Richard Wagner-Adorno, Lacouse-Labarthe, Zizek, Badiou, in: Reader, Institut für Philosophie Universität Wien, Sommersemester 2013


Kirsti S. (2008). Thomas Manns Doktor Faustus - Roman der deutschen Kultur und ihrer Anfälligkeit für den Faschismus, Masterarbeit im Fach deutschsprachige Literaturwissenschaft zum Thema, Universität Oslo, Dethumanistiskefakultetet, Tysk 4390, Oslo 2008



Find us on :

Facebook : @theartplas

Instagram : @theartplas

16 views0 comments

Comments


Post: Blog2 Post
bottom of page